[ad_1]
Với bề dày lịch sử lên tới 5000 năm, lịch sử Trung Hoa luôn là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của những yêu thích khám phá sử thi trên khắp thế giới. Hiện nay Trung Quốc cũng không ngừng quảng bá, lan truyền rộng khắp những sự kiện lịch sử thông qua những bộ phim dã sử hay phim truyền hình,…. Hôm nay hãy cùng webtiengtrung.net tìm hiểu và khám phá những thông tin về danh sách các triều đại Trung Quốc để hiểu rõ hơn về lịch sử quốc gia này nhé!
Các triều đại Trung Quốc
Trung Quốc có bao nhiêu triều đại? Trong suốt tiến trình hơn 5000 năm lịch sử, Trung Quốc đã trải qua hơn 83 lần thay đổi triều đại với hơn 600 nhà cầm quyền. Trên dòng sông lịch sử dữ dội đó đã cuốn theo biết bao anh hùng hào kiệt, nhà cầm quyền anh minh. Mỗi một triều đại dù hưng hay suy thì đều có những khoảnh khắc huy hoàng vang danh lịch sử, đạt được những thành tựu cho quốc gia dân tộc và lưu truyền qua hết thệ bao đời. Dưới đây là danh sách các triều đại Trung Quốc mà bạn có thể tham khảo:
Các Triều đại Trung Quốc |
||||||||
Triều đại | Gia tộc cai trị | Thời gian cai trị | Nhà cai trị | |||||
Tên | Nguồn gốc tên | Họ | Dân tộc | Vị thế | Năm | Nhà sáng lập | Quân chủ cuối cùng | |
Bán huyền sử | ||||||||
Triều Hạ | Tên bộ lạc | Tự
姒 |
Hoa Hạ | Hoàng gia | 2070–1600 TCN | Đại Vũ | Hạ Kiệt | |
Cổ đại | ||||||||
Triều Thương | Tên địa danh | Tử
子 |
Hoa Hạ | Hoàng gia | 1600–1046 TCN | Thành Thang | Đế Tân | |
Tây Chu | Tên địa danh | Cơ
姬 |
Hoa Hạ | Hoàng gia | 1046–771 TCN | Chu Vũ vương | Chu U vương | |
Đông Chu | Từ triều Chu | Cơ
姬 |
Hoa Hạ | Hoàng gia | 770–256 TCN | Chu Bình vương | Chu Noãn vương | |
Tiền kỳ đế quốc | ||||||||
Triều Tần | Tên địa danh | Doanh
嬴 |
Hoa Hạ | Đế quốc
(221–207 TCN) Hoàng gia (207 TCN) |
221–207 TCN | Tần Thủy Hoàng | Tần Tử Anh | |
Tây Hán | Tên địa danh & Tước hiệu | Lưu
劉 |
Hán | Đế quốc | 202 TCN– 9 | Hán Cao Tổ | Nhũ Tử Anh | |
Triều Tân | “Mới” | Vương
王 |
Hán | Đế quốc | 9–23 | Vương Mãng | Vương Mãng | |
Đông Hán | Từ triều Hán | Lưu
劉 |
Hán | Đế quốc | 25–220 | Hán Quang Vũ Đế | Hán Hiến Đế | |
Tam quốc
|
220–280 | |||||||
Tào Ngụy | Tước hiệu | Tào
曹 |
Hán | Đế quốc | 220–266 | Ngụy Văn Đế | Tào Ngụy Nguyên Đế | |
Thục Hán
|
Từ triều Hán | Lưu
劉 |
Hán | Đế quốc | 221–263 | Hán Chiêu Liệt Đế | Hiếu Hoài Đế | |
Đông Ngô | Tước hiệu | Ngô
孫 |
Hán | Hoàng gia
(222–229) Đế quốc (229–280) |
222–280 | Ngô Đại Đế | Ngô Mạt Đế | |
Tây Tấn | Tước hiệu | Tư Mã
司馬 |
Hán | Đế quốc | 266–316 | Tấn Vũ Đế | Tấn Mẫn Đế | |
Đông Tấn | Từ triều Tấn (266–420) | Tư Mã
司馬 |
Hán | Đế quốc | 317–420 | Tấn Nguyên Đế | Tấn Cung Đế | |
Thập lục quốc
|
304–439 | |||||||
Hán Triệu | Tên địa danh & Từ triều Hán | Lưu
劉 |
Hung Nô | Hoàng gia
(304–308) Đế quốc (308–329) |
304–329 | Hán Quang Văn Đế | Lưu Hi | |
Thành Hán | Tên địa danh & Từ triều Hán | Lý
李 |
Đê | Phiên vương quốc
(304–306) Đế quốc (306–347) |
304–347 | Thành Hán Vũ Đế | Lý Thế | |
Hậu Triệu | Tước hiệu | Thạch
石 |
Yết | Hoàng gia
(319–330) Đế quốc (330–351) Phiên vương quốc (351) |
319–351 | Triệu Minh Đế | Thạch Chi | |
Tiền Lương | Tên địa danh | Trương
張 |
Hán | Phiên vương quốc
(320–354, 355–363) Đế quốc (354–355) Công tước (363–376) |
320–376 | Tiền Lương Thành Liệt vương | Lương Điệu công | |
Tiền Yên | Tên địa danh | Mộ Dung
慕容 |
Tiên Ti | Phiên vương quốc
(337–353) Đế quốc (353–370) |
337–370 | Yên Văn Minh Đế | Yên U Đế | |
Tiền Tần | Tên địa danh | Phù
苻 |
Đê | Đế quốc | 351–394 | Tần Cảnh Minh Đế | Phù Sùng | |
Hậu Yên | Từ Tiền Yên | Mộ Dung
慕容 |
Tiên Ti | Phiên vương quốc
(384–386) Đế quốc (386–409) |
384–409 | Yên Vũ Thành Đế | Yên Chiêu Văn Đế
Yên Huệ Đế |
|
Hậu Tần | Tên địa danh | Diêu
姚 |
Khương | Hoàng gia
(384–386) Đế quốc (386–417) |
384–417 | Tần Vũ Chiêu Đế | Diêu Hoằng | |
Tây Tần | Tên địa danh | Khuất Phục
乞伏 |
Tiên Ti | Phiên vương quốc | 385–400, 409–431 | Tây Tần Liệt Tổ | Khuất Phục Mộ Mạt | |
Hậu Lương | Tên địa danh | Lã
呂 |
Đê | Công tước
(386–389) Phiên vương quốc (389–396) Đế quốc (396–403) |
386–403 | Hậu Lương Ý Vũ Đế | Lã Long | |
Nam Lương | Tên địa danh | Thốc Phát
禿髮 |
Tiên Ti | Phiên vương quốc | 397–414 | Vũ Uy Vũ vương | Lương Cảnh vương | |
Bắc Lương | Tên địa danh | Thư Cừ
沮渠 |
Hung Nô | Công tước
(397–399, 401–412) Phiên vương quốc (399–401, 412–439) |
397–439 | Bắc Lương Vũ Tuyên vương | Hà Tây Ai vương | |
Nam Yên | Từ Hậu Yên | Mộ Dung
慕容 |
Tiên Ti | Phiên vương quốc
(398–400) Đế quốc (400–410) |
398–410 | Yên Hiến Vũ Đế | Mộ Dung Siêu | |
Tây Lương | Tên địa danh | Lý
李 |
Hán | Công tước | 400–421 | Tây Lương Vũ Chiêu vương | Lý Tuân | |
Hồ Hạ | Từ triều Hạ | Hách Liên
赫連 |
Hung Nô | Đế quốc | 407–431 | Hạ Vũ Liệt Đế | Hách Liên Định | |
Bắc Yên | Từ Tiền Yên | Phùng
馮 |
Hán | Đế quốc | 407–436 | Bắc Yên Huệ Đế
Bắc Yên Văn Thành Đế |
Bắc Yên Chiêu Thành Đế | |
Bắc triều
|
386–581 | |||||||
Bắc Ngụy | Tên địa danh | Thác Bạt
拓跋 |
Tiên Ti | Phiên vương quốc
(386–399) Đế quốc (399–535) |
386–535 | Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế | Bắc Ngụy Hiếu Vũ Đế | |
Đông Ngụy | Từ Bắc Ngụy | Nguyên
元 |
Tiên Ti | Đế quốc | 534–550 | Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế | Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế | |
Tây Ngụy | Từ Bắc Ngụy | Nguyên
元 |
Tiên Ti | Đế quốc | 535–557 | Tây Ngụy Văn Đế | Tây Ngụy Cung Đế | |
Bắc Tề | Tước hiệu | Cao
高 |
Hán | Đế quốc | 550–577 | Bắc Tề Văn Tuyên Đế | Cao Hằng | |
Bắc Chu | Tước hiệu | Vũ Văn
宇文 |
Tiên Ti | Đế quốc | 557–581 | Bắc Chu Hiếu Mẫn Đế | Bắc Chu Tĩnh Đế | |
Nam triều
|
420–589 | |||||||
Lưu Tống | Tước hiệu | Lưu
劉 |
Hán | Đế quốc | 420–479 | Lưu Tống Vũ Đế | Lưu Tống Thuận Đế | |
Nam Tề | Lời tiên tri về gia tộc sẽ đánh bại gia tộc họ Lưu | Tiêu
蕭 |
Hán | Đế quốc | 479–502 | Nam Tề Cao Đế | Nam Tề Hòa Đế | |
Triều Lương | Tên địa danh | Tiêu
蕭 |
Hán | Đế quốc | 502–557 | Luơng Vũ Đế | Lương Kính Đế | |
Triều Trần
|
Tước hiệu | Trần
陳 |
Hán | Đế quốc | 557–589 | Trần Vũ Đế | Trần Thúc Bảo | |
Trung kỳ đế quốc | ||||||||
Triều Tùy
|
Tước hiệu (“随” đồng âm) | Dương
楊 |
Hán | Đế quốc | 581–619 | Tùy Văn Đế | Tùy Cung Đế | |
Triều Đường | Tước hiệu | Lý
李 |
Hán | Đế quốc | 618–690, 705–907 | Đường Cao Tổ | Đường Ai Đế | |
Võ Chu | Từ triều Chu | Võ
武 |
Hán | Đế quốc | 690–705 | Võ Tắc Thiên | Võ Tắc Thiên | |
Ngũ đại
|
907–960 | |||||||
Hậu Lương | Tước hiệu | Chu
朱 |
Hán | Đế quốc | 907–923 | Hậu Lương Thái Tổ | Chu Hữu Trinh | |
Hậu Đường | From Tang dynasty | Lý
李 |
Sa Đà | Đế quốc | 923–937 | Hậu Đường Trang Tông | Lý Tùng Kha | |
Hậu Tấn | Tên địa danh | Thạch
石 |
Sa Đà | Đế quốc | 936–947 | Hậu Tấn Cao Tổ | Hậu Tấn Xuất Đế | |
Hậu Hán | Từ triều Hán | Lưu
劉 |
Sa Đà | Đế quốc | 947–951 | Hậu Hán Cao Tổ | Hậu Hán Ẩn Đế | |
Hậu Chu
|
Từ triều Chu | Quách
郭 |
Hán | Đế quốc | 951–960 | Hậu Chu Thái Tổ | Hậu Chu Cung Đế | |
Thập quốc
|
907–979 | |||||||
Tiền Thục | Tên địa danh / Tước hiệu | Vương
王 |
Hán | Đế quốc | 907–925 | Tiền Thục Cao Tổ | Vương Diễn | |
Dương Ngô | Tên địa danh | Dương
楊 |
Hán | Phiên vương quốc
(907–919) Hoàng gia (919–927) Đế quốc (927–937) |
907–937 | Dương Ngô Liệt Tổ | Dương Phổ | |
Mã Sở | Tên địa danh | Mã
馬 |
Hán | Hoàng gia
(907–930) Phiên vương quốc (930–951) |
907–951 | Sở Vũ Mục vương | Mã Hy Sùng | |
Ngô Việt | Tên địa danh | Tiền
錢 |
Hán | Hoàng gia
(907–932, 937–978) Phiên vương quốc (934–937) |
907–978 | Ngô Việt Thái Tổ | Ngô Việt Trung Ý vương | |
Mân | Tên địa danh | Vương
王 |
Hán | Phiên vương quốc
(909–933, 944–945) Đế quốc (933–944, 945) |
909–945 | Mân Thái Tổ | Thiên Đức Đế | |
Nam Hán | Từ triều Hán | Lưu
劉 |
Hán | Đế quốc | 917–971 | Nam Hán Cao Tổ | Lưu Sưởng | |
Kinh Nam
|
Tên địa danh | Cao
高 |
Hán | Phiên vương quốc | 924–963 | Vũ Tín vương | Cao Kế Xung | |
Hậu Thục | Tên địa danh | Mạnh
孟 |
Hán | Đế quốc | 934–965 | Hậu Thục Cao Tổ | Mạnh Sưởng | |
Nam Đường | Từ triều Đường | Lý
李 |
Hán | Đế quốc
(937–958) Hoàng gia (958–976) |
937–976 | Nam Đường Liệt Tổ | Lý Dục | |
Bắc Hán | Từ Hậu Hán | Lưu
劉 |
Sa Đà | Đế quốc | 951–979 | Bắc Hán Thế Tổ | Lưu Kế Nguyên | |
Triều Liêu
|
“Sắt” (đồng âm trong tiếng Khiết Đan) / Tên địa danh | Gia Luật
耶律 |
Khiết Đan | Đế quốc | 916–1125 | Liêu Thái Tổ | Liêu Thiên Tộ Đế | |
Tây Liêu | Từ triều Liêu | Gia Luật
耶律 |
Khiết Đan | Hoàng gia
(1124–1132) Đế quốc (1132–1218) |
1124–1218 | Liêu Đức Tông | Khuất Xuất Luật | |
Bắc Tống | Tên địa danh | Triệu
趙 |
Hán | Đế quốc | 960–1127 | Tống Thái Tổ | Tống Khâm Tông | |
Nam Tống | Từ triều Tống | Triệu
趙 |
Hán | Đế quốc | 1127–1279 | Tống Cao Tông | Triệu Bính | |
Tây Hạ | Tên địa danh | Ngôi Danh
嵬名
|
Đảng Hạng | Đế quốc | 1038–1227 | Tây Hạ Cảnh Tông | Lý Hiện | |
Triều Kim | “Vàng” | Hoàn Nhan
完顏 |
Nữ Chân | Đế quốc | 1115–1234 | Kim Thái Tổ | Hoàn Nhan Thừa Lân | |
Hậu kỳ đế quốc | ||||||||
Triều Nguyên | “Vĩ đại” / “Đứng đầu” | Bột Nhi Chỉ Cân
孛兒只斤
|
Mông Cổ | Đế quốc | 1271–1368 | Nguyên Thế Tổ | Nguyên Huệ Tông | |
Bắc Nguyên | Từ triều Nguyên | Bột Nhi Chỉ Cân
孛兒只斤 |
Mông Cổ | Đế quốc | 1368–1635 | Nguyên Huệ Tông | Bột Nhi Chỉ Cân Ngạch Nhĩ Khắc Khổng Quả Nhĩ | |
Triều Minh | “Sáng chói” | Chu
朱 |
Hán | Đế quốc | 1368–1644 | Hồng Vũ Đế | Sùng Trinh Đế | |
Nam Minh | Triều Minh | Chu
朱 |
Hán | Đế quốc | 1644–1662 | Hoàng Quang Đế | Vĩnh Lịch Đế | |
Hậu Kim | Triều Kim (1115–1234) | Ái Tân Giác La
愛新覺羅 |
Nữ Chân | Hoàng gia | 1616–1636 | Thiên Mệnh Hãn | Thanh Thái Tông | |
Triều Thanh | “Thanh khiết” | Ái Tân Giác La
愛新覺羅 |
Mãn Châu | Đế quốc | 1636–1912 | Thanh Thái Tông | Tuyên Thống Đế |
Nguồn: Wikipedia
Khái quát các giai đoạn của lịch sử Trung Quốc
Các giai đoạn chính của các triều đại Trung Quốc
Các giai đoạn chính của các triều đại Trung Quốc có thể tóm tắt qua 3 giai đoạn:
Thời cổ đại (~5.000 TCN – 221 TCN)
- Văn hóa Ngưỡng Thiều (~5.000 – 3.000 TCN)
- Văn hóa Long Sơn (~3.000 – 2.000 TCN)
- Tam Hoàng Ngũ Đế Hạ (~thế kỷ 21– ~thế kỷ 16 TCN)
- Thương (~thế kỷ 17 – ~thế kỷ 11 TCN)
- Chu (~thế kỷ 11 – 256 TCN)
- Tây Chu (~thế kỷ 11 – 770 TCN)
- Đông Chu (770 TCN – 256 TCN)
- Xuân Thu (770 – 476 TCN)
- Chiến Quốc (476 – 221 TCN)
Thời đế quốc (221 TCN – 1912)
- Tần (221 TCN – 206 TCN)
- Hán (202 TCN – 220 CN)
- Tây Hán (202 TCN – 9)
- Tân (9 – 23)
- Đông Hán (25 – 220)
- Tam Quốc (220 – 280)
- Tào Ngụy (220 – 266)
- Thục Hán (221 – 263)
- Đông Ngô (229 – 280)
- Tấn (266 – 420)
- Tây Tấn (266 – 316)
- Đông Tấn (317 – 420)
- Thập lục quốc (304 – 439)
- Nam-Bắc triều (420 – 589)
- Tùy (581 – 619)
- Đường (618 – 907)
- Ngũ Đại Thập Quốc
- Tống Nguyên (1271 – 1368)
- Minh (1368 – 1644)
- Thanh (1636 – 1912)
Thời hiện đại (1912 đến nay)
Trung Hoa Dân Quốc (1912 – 1949) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949 – nay)
Sự khởi đầu của chế độ cai trị
Triều đại Trung Quốc chính thống đầu tiên – triều Hạ – Hạ Vũ là cột mốc mở đầu cho các triều đại Trung Quốc. Trong chế độ cai trị này, các nhà cai trị tối cao sẽ nắm trong tay toàn bộ quyền lực và quyền chiếm hữu tư nhân về lãnh địa. Và theo truyền thống, ngai vàng trong chế độ phong kiến Trung Quốc sẽ được kế thừa bởi những thành viên là nam giới trong gia tộc cai trị, mặc dù cũng có những trường hợp ngoại lệ là người thân đằng ngoại lên nắm quyền thay cho quân chủ. Trong suốt tiến trình; lịch sử phong kiến của Trung Hoa, tất cả các triều đại Trung Quốc đều thực hiện chế độ cai trị đất nước này.
Quá trình chuyển giao giữa các triều đại Trung Quốc
Quá trình chuyển giao các triều đại Trung Quốc diễn ra chủ yếu thông qua hai con đường: chinh phục quân sự và soán ngôi. Điển hình đó là Triều Kim thay thế triều Liêu và triều Nguyên thống nhất Trung Quốc đều thông qua chinh phục quân sự với một loạt chiến dịch quân sự thành công. Mặt khác, Tào Ngụy thay thế Đông Hán và triều Lương thay thế Nam Tề là hai trường hợp soán ngôi. Khác với chinh phục quân sự phải đổ máu thì thông thường, kẻ soán ngôi sẽ tìm thời cơ và tìm cách khắc họa động thái sẵn sàng rời bỏ ngai vàng của nhà cai trị triều đại tiền nhiệm, sau đó lợi dụng điều này để hợp pháp hóa quyền cai trị của mình.
Khi xem qua lịch sử người ta sẽ bị nhầm rằng quá trình chuyển giao giữa các triều đại Trung Quốc diễn rất khốc liệt và đột ngột. Nhưng trên thực tế, các triều đại mới đã được thành lập từ trước khi chế độ cũ bị lật đổ hoàn toàn.
Thông thường tàn dư và con cháu của hoàng tộc triều đại tiền nhiệm sẽ bị tru di hoặc phong tước vị cao quý theo chế độ Nhị vương Tam khác. Bởi đây sẽ là một phương tiện để triều đại cai trị đòi quyền kế tục hợp pháp từ triều đại tiền nhiệm. Ví dụ, Sài Vịnh, cháu trai của Hậu Chu Thế Tông, được Tống Nhân Tông phong làm “Sùng Nghĩa công” – một tước vị tiếp tục được các hậu duệ hoàng tộc Hậu Chu khác kế thừa.
Theo truyền thống sử học Trung Quốc thì triều đại mới sẽ phải biên soạn lịch sử của triều đại tiền nhiệm. Tuy nhiên thì nỗ lựa soạn thảo một bộ lịch sử triều Thanh của người Cộng hòa đã không được thực hiện do nội chiến Trung Quốc, phân chia Trung Quốc thành hai chính thể là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở đại lục và Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan hiện nay.
Sự kết thúc của chế độ cai trị
Sự sụp đổ của vương triều nhà Thanh đã đặt dấu kết thúc cho hơn 2300 năm triều đại phong kiến tại Trung Quốc. Vào năm 1911 nhà nước Trung Hoa Dân Quốc đã thay thế triều Thanh sau cuộc các mạng Tân Hợi. Mặc dù đã nỗ lực để khắc phục lại chế độ cai trị ở Trung Quốc sau cách mạng, nhưng chúng đều không thể thành công. Các nhà sử học sau đó đã coi sự kiện Hoàng đến Phổ Nghi thoái vị vào ngày 12/2/1912 là dấu mốc kết thúc chế độ triều đại cai trị ở Trung Quốc.
Danh sách các triều đại Trung Quốc hưng thịnh nhất
Mặc dù trải qua 83 triều đại, nhưng trong lịch sử Trung Quốc xét về độ hoàng kim và hưng thịnh thì chỉ có 9 trong danh sách các triều đại Trung Quốc dưới đây được công nhận.
1. Nhà Hạ (2070 TCN – 1600 TCN)
Triều Hạ là triều đại phong kiến đầu tiên của Trung Quốc được thiết lập bởi vua Hạ Vũ. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với 17 đời vua trị vì đất nước. Nhà Hạ là triều đại đầu tiên mở đầu cho phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng lực lượng quân đội hùng hậu.
2. Nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN)
Kinh đô nhà Thương thuộc An Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay. Hai đóng góp lớn của triều đại này phát triển chữ viết trên vỏ sò – chữ Giáp cốt và kỹ thuật luyện kim đồ đồng. Ngoài ra, khảo cổ học Trung Quốc cũng có nhiều chứng minh nền văn minh Trung Quốc phát triển đến trình độ tương đối cao ở thời nhà Thương.
3. Nhà Chu (1046 TCN – 256 TCN)
Với thời gian trị vì hơn 1000 năm, nhà Chu là một trong các triều đại Trung Quốc tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử. Trong triều đại nhà Chu, các công cụ trong sản xuất nông nghiệp đã có xuất hiện các công cụ làm bằng sắt. Từ đó từng bước sử dụng trâu cày, phát triển kinh tế thủy nông kết hợp, sản lượng cây trồng nâng cao. Ngoài ra, người dân đã dùng tiền đúc và sử dụng tiền để trao đổi hàng hóa.
4. Nhà Tần (221 – 207 TCN)
Trải qua hơn 2000 năm nô lệ, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, nhà Tần là triều đại phong kiến tập quyền trung ương thống nhất đầu tiên trong lịch sử.Chế độ quân huyện do nhà Tần sáng lập đã trở thành định chế trong lịch sử Trung Quốc. Đặc biệt, dưới thời kỳ nhà Tần đã thống nhất chữ viết để dễ cho việc trao đổi văn hóa.
Ngoài ra, nhà Tần còn thống nhất dụng cụ đo lường trong cả nước gồm thước đo, du tích, trọng lượng. Thống nhất đồng tiền và pháp luật, tạo điều kiện cho phát triển nền kinh tế đất nước cũng như tăng cường sức mạnh của bộ máy chính quyền. Mặc dù chỉ tồn tại 15 năm nhưng sức ảnh hưởng của nhà Tần đến các triều đại Trung Quốc sau này là không thể bàn cãi.
5. Nhà Hán (202 TCN – 220)
Triều nhà Hán là triều đại hưng thịnh, vỹ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Với hơn 4000 năm trị vì, nhà Hán đã thực hiện nhiều chính sách đối nội đối ngoại, phát triển kinh tế giúp cho nhân dân an cư lạc nghiệp, đất nước ổn định chính trị. Cùng với nền kinh tế phát triển ổn định, nhà Hán còn phát triển thêm các ngành thủ công, thương nghiệp, văn nghệ thuật, cũng như khoa học kỹ thuật cũng có bước phát triển vượt bậc.
6. Nhà Đường (618 – 907)
Nhà Đường là một trong các triều đại Trung Hoa hùng mạnh nhất trong lịch sử. Dưới sự cai trị của nhà Đường, kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự đều đạt đến trình độ cao so với các triều đại Trung Quốc trước đó.
7. Nhà Tống (960 – 1279)
Sau nhà Đường thì nhà tống được xem là giai đoạn hoàng kim trong lịch sử Trung Quốc với nhiều thành tựu trong nền kinh tế và văn hóa. Đây là triều đại đầu tiên trên thế giới tại thời điểm đó cho lưu hành tiền giấy. Đồng thời cũng là triều đại dùng thuốc súng đầu tiên trong lịch sử và có nhận thức sâu sắc trong sử dụng la bàn phục vụ cho cuộc sống.
8. Nhà Minh (1368 – 1644)
Đây là một trong những triều đại ổn định nhất trong tất cả các triều đại Trung Quốc. Dưới triều đại nhà Minh, nền văn chương đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiêu biểu là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng“Tây Du Ký”.
9. Nhà Thanh (1644 – 1912)
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Nắm quyền cai trị đất nước trong gần 3 thế kỷ, nhà Thanh cũng là một trong các triều đại Trung Quốc có nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và văn hóa. Trong đó nổi bật lên là xuất hiện nhiều nhà tư tưởng kiệt xuất như Cố Viêm Vũ, Đới Chấn…cũng như các nhà văn học nghệ thuật như Tào Tuyết Cần, Ngô Kính Tử, Thạch Đào.
Về mặt sử học, nhà Thanh cũng có những thành quả rực rỡ với nhiều nhà khảo cứu lịch sử tài ba biên soạn nhiều bộ sách lớn như “Tứ Khố Toàn Thư”, “Cổ kim đồ thư tập thành”… Lĩnh vực khoa học – kỹ thuật cũng phát triển rực rỡ, trong đó nổi bật nhất là thành tựu kiến trúc.
Bí mật hiện tượng kỳ lạ xuất hiện trước khi các triều đại Trung Hoa sụp đổ?
Những hiện tượng kỳ lạ xuất hiện mỗi khi các triều đại Trung Quốc chuẩn bị sụp đổ chỉ được nhận ra từ con đường phát triển của nhà Thanh. Vào 108 năm trước, nhà Thanh sụp đổ đánh dấu cho sự kết thúc của hơn 2300 năm triều đại phong kiến. Vương triều này được đánh giá là vô cùng phức tạp tuy nhiên nhìn vào trong quá trình phát triển tổng thể của nhà Thanh, “thịnh cực tất suy” đã miêu tả đúng con đường của triều đại này.
Năm 1636 Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực xưng đế ở Thẩm Dương, từ đây vương triều nhà Thanh chính thức được bắt đầu. Nhà Thanh phát triển đến đỉnh cao và cường thịnh chưa từng có về kinh tế và quân đội qua các đời vua Khang Hy, Ung Chính, Càn Long. Nhưng sau đó, đã bước vào thời kỳ suy thoái nặng nề. Nguyên do là cùng với sự biến động không ngừng của Hoàng thất, gian thần, quyền thần âm mưu tạo phản, sự thay đổi Hoàng đế liên tục đã khiến đến sự bất ổn của quốc gia.
Cụ thể là sau thời Đạo Quang Đế, Hàm Phong Đế chỉ tại vị 11 năm thì qua đời. Sau đó Đồng Trị Đế khi mới 19 tuổi đã chết bệnh khiến Quang Tự Đế đăng cơ khi mới vừa 4 tuổi, Từ Hy Thái Hậu nắm quyền giai cấp thống trị hỗn loạn vô cùng. Có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn đến nhà Thanh rơi vào con đường diệt vong là do các vị Hoàng đế đoản thọ, hoàng quyền biến động do thay đổi liên tục.
Không chỉ riêng nhà Thanh, xét về các triều đại Trung Quốc trước cũng vậy. Những vị Hoàng đế sống thọ nhất là Hán Cao Tổ Lưu Ba thọ 62 tuổi, Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế cũng đều thọ gần 50 tuổi. Ngược lại, đến thời Đông Hán, Thương Đế Lưu Long 2 tuổi chết yểu, Xung Đế Lưu Bỉnh 3 tuổi mắc bệnh qua đời, Hán Chất Đế Lưu Toản 9 tuổi đã băng hà.
Việc cứ 2-3 năm lại thay một vị Hoàng đế khiến cho các vương triều không thể chống chọi được những rối loạn trong bộ máy cầm quyền, bên cạnh đó là quân xâm lược luôn nhăm nhe bờ cõi. Không chỉ vậy có những vị Hoàng đế còn rất nhỏ tuổi, một đứa trẻ mới 10 tuổi làm sao có thể nắm trong tay an nguy của cả một đất nước. Cuối cùng là dẫn đến việc quốc gia bị chia cắt, thời thế loạn lạc.
Có có một sự giống nhau là cứ đến cuối các triều đại Trung Quốc, Hoàng đế lại liên tục chết trẻ. Nguyên nhân là vì trình độ và điều kiện y tế thời đó còn nghèo nàn lạc hậu vì thế không thể bảo vệ sức khỏe con người được tốt. Đồng thời, việc kết hôn cận huyết trong hoàng thất phong kiến là rất nhiều dẫn đến đời sau sẽ bị suy nòi. Cũng có không ít Hoàng đế nghiện rượu, ham mê nữ sắc, khiến cho cơ thể vốn đã suy nhược càng trở nên yếu kém hơn. Cuối cùng là không thể chống chọi được với các căn bệnh tưởng chừng như bệnh vặt hiện nay.
Khám phá văn hóa Trung Quốc: Các món ăn Trung Quốc ngon nổi tiếng dễ làm
Từ vựng tiếng Trung về các triều đại Trung Quốc
Triều đại | Người sáng lập |
夏: / xià/: Hạ | 禹 /Yǔ/: Vũ |
商: /shāng/: Thương | 汤 / tāng/: Thang |
周: /zhōu/: Chu
+西周: /xī zhōu/: Tây Chu +东周 /dōng zhōu /: Đông Chu (春秋 /chūn qiū/: Xuân Thu, 战国/zhàn guó/: Chiến Quốc) |
+ 周武王姬发 /zhōu wǔ wáng jī fā /: Chu vũ vương Cơ Phát
+ 周平王姬宜臼 /zhōu píng wáng jī yí jiù /: Chu Bình Vương Cơ Nghi Cựu |
秦: /qín/: Tần | 秦始皇嬴政/qín shǐ huáng yíng zhèng/: Tần thủy hoàng Doanh Chính |
西汉: /xī hàn /: Tây Hán | 汉高祖刘邦/hàn gāo zǔ liú bāng /: Hán cao tổ Lưu Bang |
新朝: /xīn cháo/: Tân Triều | 建兴帝王莽/jiàn xīng dì wáng mǎng /: Kiến hung đế Vương Mãng |
玄汉: /xuán hàn/: Huyền Hán | 更始帝刘玄/gēng shǐ dì liú xuán /: Canh thủy đế Lưu Huyền |
东汉: /dōng hàn/: Đông Hán | 光武帝刘秀/guāng wǔ dì liú xiù/: Quang vũ đế Lưu Tú |
三国时期/sān guó shí qī/: Thời Tam Quốc
+ 魏: /wèi/: Ngụy + 蜀: / shǔ/: Thục + 吴: / wú/: Ngô |
+ 魏文帝曹丕/ wèi wéndì cáopī/: Ngụy văn đế Tào Phi
+ 昭烈帝刘备/ zhāo liè dì liú bèi /: Chiêu Liệt Đế Lưu Bị + 吴大帝孙权/ wú dà dì sūn quán/: Ngô đại đế Tôn Quyền |
晋/ jìn /: Tấn
+ 西晋: / xī jìn/: Tây Tấn + 东晋: / dōng jìn/: Đông Tấn |
+ 晋武帝司马炎 / jìn wǔ dì sī mǎ yán/: Tấn vũ đế Tư Mã Viêm
+ 晋元帝司马睿 / jìn yuán dì sī mǎ ruì/: Tấn nguyên đế Tư Mã Duệ |
南北朝[nán běi cháo/: Nam Bắc triều
南朝: / nán cháo/: Nam triều + 宋: / sòng /: Tống + 齐: / qí /: Tề + 梁: / liáng/: Lương + 陈: / chén/: Trần |
+ 宋武帝刘裕 /Sòng wǔdì liú yù/: Tống vũ đế Lưu Dụ
+ 齐高帝萧道成 /qí gāodì xiāo dàochéng/: Tề cao đế Tiêu Đạo Thành + 梁武帝萧衍 /liáng wǔdì xiāo yǎn/: Lương vũ đế Tiêu Diễn + 陈武帝陈霸先 /chén wǔdì chénbàxiān/: Trần Vũ Đế Trần Bá Tiên |
+ 北朝: / běi cháo/: Bắc Triều
+ 北魏: / běi wèi/: Bắc Ngụy + 东魏: / dōng wèi/: Đông Ngụy + 西魏: / xī wèi/: Tây Ngụy + 北齐: / běi qí/: Bắc Tề + 北周: / běi zhōu/: Bắc Chu |
+ 道武帝拓跋珪 /dào wǔdì tà bá guī/: Đạo vũ đế Thác Bạt Khuê
+ 魏静帝元善见 /wèi jìngdì yuán shàn jiàn/: Ngụy Tịnh Đế Nguyên Thiện Kiến + 魏文帝元宝炬 /wèi wéndì yuánbǎo jù/: Ngụy Văn Đế Nguyên Bảo Cự + 齐文宣帝高洋 /qí wén xuāndì gāoyáng/: Tề Văn Tuyên đế Cao Dương + 周明帝宇文毓 /zhōu míngdì yǔwén yù/: Chu Minh Đế Vũ Văn Dục |
隋: / suí/: Tùy | 隋文帝杨坚 / suí wén dì yáng jiān /: Tùy văn đế Dương Kiên |
唐: / táng /: Đường | 唐高祖李渊 / táng gāo zǔ lǐ yuān /: Đường cao tổ Lí Uyên
|
五代: / wǔ dài/: Ngũ đại
+ 后梁: / hòu liáng/: Hậu Lương + 后唐: / hòu táng/: Hậu Đường + 后晋: / hòu jìn /: Hậu Tấn + 后汉: / hòu hàn /: Hậu Hán + 后周: / hòu zhōu/: Hậu Chu |
+ 梁太祖朱温/ liáng tài zǔ zhū wēn /: Lương Thái tổ Chu Ôn
+ 唐庄宗李存勖/ táng zhuāng zōng lǐ cún xù /: Đường Trang Tông Lí Tồn Húc + 晋高祖石敬瑭/ jìn gāo zǔ shí jìng táng /: Tấn cao tổ Thạch Kính Đường + 汉高祖刘知远/ hàn gāo zǔ liú zhī yuǎn /: Hán cao tổ Lưu Tri Viễn + 周太祖郭威/ zhōu tài zǔ guō wēi /: Chu cao tổ Quách Uy |
十国: / shí guó/: Thập quốc (10 nước)
+ 前蜀: / qián shǔ/: Tiền Thục + 后蜀: / hòu shǔ /: Hậu Thục + 吴: / wú/: Ngô + 南唐: / nán táng/: Nam Đường + 吴越: / wú yuè/: Ngô Việt + 闽: / mǐn/: Mân + 楚: / chǔ/: Sở + 南汉: / nán hàn/: Nam Hán + 南平(荆南): / nán píng/: Nam Bình(jīng nán: Kinh Nam) + 北汉: /běi hàn/: Bắc Há |
+ 蜀高祖王建 /shǔ gāo zǔ wáng jiàn /: Thục cao tổ Vương Kiến
+ 蜀高祖孟知祥 / shǔ gāo zǔ mèng zhī xiáng/: Thục Cao tổ Mạnh Tri Tường + 唐烈宗李昪 / táng liè zōng lǐ biàn/: Đường Liệt Tông Lí Biền + 吴越太祖钱镠 / wú yuè tài zǔ qián líng/: Ngô Việt thái tổ Tiền Lưu + 闽太祖王审知 / mǐn tài zǔ wáng shěn zhī/: Mân thái tổ Vương Thẩm Tri + 汉文帝刘安仁 / hàn wén dì liú ān rén /: Hán văn đế Lưu An Nhân + 武信王高季兴 / wǔ xìn wáng gāo jì xīng /: Vũ Tín Vương Cao Quý Hưng + 汉世祖刘旻 / hàn shì zǔ liú mín/: Hán Thế tổ Lưu Mân |
宋: / sòng/: Tống
+ 北宋: / běi sòng/: Bắc Tống + 南宋: / nán sòng /: Nam Tống |
+ 宋太祖赵匡胤 / sòng tài zǔ zhào kuāng yìn /: Tống thái tổ Triệu Khuông Dận + 宋高宗赵构 / sòng gāo zōng zhào gòu/: Tống cao tông Triệu Cấu |
辽: / liáo /: Liêu | 耶律阿保机 / yé lǜ ā bǎo jī /: Gia Luật A Bảo Cơ |
西夏: / xī xià/: Tây Hạ | 李元昊 / lǐ yuán hào /: Lí Nguyên Hạo |
金: / jīn/: Kim | 完颜阿骨打 / wán yán ā gǔ dǎ/: Hoàn Nhan A Cốt Đả |
元: / yuán/: Nguyên | 元太祖铁木真 / yuán tài zǔ tiě mù zhēn /: Nguyên thái tổ Thiết Mộc Chân |
明: / míng/: Minh | 明太祖朱元璋 / míng tài zǔ zhū yuán zhāng /: Minh thái tổ Chu Nguyên Chương |
清: / qīng /: Thanh | 清太祖努尔哈赤 / qīng tài zǔ nǔ ěr hā chì /: Thanh thái tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích |
中华民国: / zhōng huá mín guó /: Trung Hoa dân quốc | 孙中山 / sūn zhōng shān /: Tôn Trung Sơn |
中华人民共和国: / zhōng huá rén mín gòng hé guó /: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa | 毛泽东 / máo zé dōng /: Mao Trạch Đông |
Qua tìm hiểu sơ lược về danh sách các triều đại Trung Quốc, có thể thấy rằng lịch sử của quốc gia này và nước ta có nhiều điểm tương đồng. Không chỉ cùng với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, mà cả hai nước đều trải qua thời kỳ phong kiến đến dân chủ. Đặc biệt, trong thời kỳ đấu tranh ngoại xâm bảo vệ dân tộc, nhân dân hai quốc gia đều vô cùng mạnh mẽ chống thù trong, giặc ngoài và một lòng sắt son yêu nước. Hy vọng bài viết này sẽ đem tới cho các bạn những kiến thức hữu ích về lịch sử Trung Quốc.
[ad_2]