1. Ngang trước, sổ sau
Nếu gặp một từ có nét ngang và nét dọc giao nhau, ví dụ chữ 十 (thập). Thì ta ưu tiên viết nét ngang trước 一, sau đó tới nét dọc | nhé.
2. Phẩy trước, mác sau
Nói đơn giản: phẩy là nét xiên trái, mác là nét xiên phải. Ta ưu tiên viết nét xiên trái trước, sau đó viết nét xiên phải. Ví dụ chữ 八 (bát – số 8). Ta cần viết nét xiên trái trước 丿, rồi tới xiên phải 乀.
Chú ý: Trong trường hợp các nét đối xứng thì áp dụng quy tắc này.
3. Từ trái qua phải
Luôn phải viết các nét từ trái qua phải trước. Ví dụ 州, sẽ được viết từng nét theo tứ tự từ trái qua phải. Luôn nhớ quy tắc này, đây là quy tắc rất hay dùng để viết tiếng trung.
4. Giữa trước 2 bên sau
Trước tiên, cần nhìn bên trái và bên phải của chữ Hán đó có đối xứng nhau hay không. Ví dụ 兜 hay 承 thì 2 bên đều đối xứng. Do đó, ta sẽ viết các nét ở giữa trước.
5. Trên trước, dưới sau
Phía trên cần nhớ viết các nét từ trái qua phải. Thì giờ cần nhớ kỹ viết các nét từ trên xuống dưới. Ví dụ, chữ 三 (tam – số 3), sẽ được viết từ trên xuống dưới.
6. Ngoài trước, trong sau
Phần bao ngoài luôn được viết trước, sau đó mới tới các phần bên trong. Ví dụ 同 và chữ 月. Viết các nét bên ngoài trước, cũng theo thứ tự từ trái qua phải.
7. Vào nhà trước, đóng cửa sau
Quy tắc này chỉ: Cần viết các nét bao quanh trước, sau đó mới tới 1 nét cuối cùng để đóng lại. Giống như chữ 日 (mặt trời).
8. Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng
Đơn giản là cứ nhìn thấy bộ 辶 và 廴 là để sau cùng rồi mới viết.
Ngoài ra thì có một số nét nhỏ thường được viết sau cùng, ví dụ nét chấm trong 玉, 朮, 求…